Một Số Kinh Nghiệm Xử Lý Khi Laptop Bị Vô Nước

Làm gì khi laptop bị vào nước? Nước, là kẻ thù số một của các thiết bị điện tử nói chung và laptop nói riêng, quá trình xử lý laptop bị nước vô rất quan trọng, nó quyết định liệu laptop của bạn có thể “sống” hoạt động bình thường hay bị chập mạch dẫn đến hư hỏng linh kiện.

Những Trường hợp laptop dễ bị vô nước:

Việt Nam là một nước thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm, theo đó ở một số vùng miền đặc biệt là miền Trung thường hứng chịu mưa bão thường xuyên vào mùa đông. Không khí với lượng ẩm nhiều cũng gây hại cho laptop của bạn. Mưa lớn kéo dài, nước ngập vào nhà, nếu laptop của bạn không được để trên cao, hoặc laptop để cạnh cửa sổ thì khả năng vào nước là khá cao. ngoài ra do thói quen một số bạn hay ăn uống khi sử dụng laptop, tay ướt gõ phím hoặc vì một lý do nào đó làm đổ cốc nước chẳng hạn…

Xử lý khi laptop bị vô nước:

Trường hợp khẩn cấp, bạn nên ngắt kết nối với các thiết bị ngoại vi như chuột usb, sạc, pin…

  • Trường hợp laptop đang hoạt động:

Từng giây thao tác của bạn cũng quyết định đến sự “sống còn” của laptop:

  • Nhanh chóng mở màn hình rộng ra hết cỡ, quay mặt phía bàn phím xuống dưới để nước chảy ra.
  • Không bấm hay thao tác bất cứ gì trên bàn phím.
  • Tháo sạc (nên tháo ở phía đầu tiếp xúc vào máy, không nên tháo ở phía ổ điện, vì có thể làm xuất hiện tia lửa điện gây chập mạch)
  • Tháo pin (không cần tắt máy, vì thao tác bấm phím để tắt máy có thể làm cho chất lỏng lan vào các mạch bên trong)

Đối với laptop đang tắt

  • Cũng tiến hành tháo pin và đầu sạc ra khỏi lap
  • Tháo các thiết bị đi kèm như chuột, bàn phím, cáp vga, cáp mạng…

  • Làm sạch nước ở bề mặt ngoài:

Dốc ngược laptop về phía bị vào nước để làm nước chảy bớt ra ngoài

Dùng khăn khô, thấm và lau sạch bề mặt ngoài

Quá trình này bắt buộc bạn phải tiến hành tháo rời toàn bộ linh kiện laptop của mình. Nếu chưa từng tháo gỡ máy bạn sẽ gặp khó khăn đôi chút. Tuy nhiên bạn có thể lên Google hoặc Youtube tìm kiếm video hướng dẫn tháo ráp theo từng model cụ thể. hoặc mang máy đến trung tâm sửa chữa gần nhất để được hỗ trợ tốt nhất.
Xem thêm: Thay bàn phím laptop tại Quảng Ngãi

  • Dùng bông hoặc vải mềm lau nhẹ và làm sạch nước còn sót trên linh kiện
  • Tiếp theo dùng cồn rửa các linh kiện. Điều này sẽ làm cho nước bị hòa tan vào cồn và mau chóng bay hơi.
  • Sử dụng máy sấy (có thể dùng máy sấy tóc) thổi khô các linh kiện. Nên thổi mạnh vào các khe cắm, chân ic, chân chip, vì nơi này nước thường đọng lại nhiều hơn
  • Sau khi sấy xong không nên gắn vào ngay mà để ở nơi khô thoáng. Có thể dùng quạt để thổi nhằm làm khô các linh kiện nhanh hơn
  • Tránh đem phơi nắng hoặc hơ trên lửa vì nhiệt độ cao có thể làm cho linh kiện (đặc biệt là nhựa vỏ máy) bị cong vênh, hư hỏng.
  • Sau khoảng 1 ngày, tiến hành sấy lại lần thứ 2. (nếu thời tiết đang vào mùa mưa, có thể để thêm 2 – 3 ngày. Tốt nhất nên kiên nhẫn)

Một mẹo dành cho bạn, bạn có thể để laptop hoặc linh kiện (sau khi vệ sinh sạch nước) vào thùng gạo vì gạo hút ẩm tốt tới mức có thể hút toàn bộ nước đã xâm nhập vào bên trong máy. Hãy sử dụng một bịch gạo lớn và đặt cả máy lẫn gạo trong một căn phòng rộng, khô. Chú ý tránh để gạo lọt vào khe và bo mạch máy. Bạn có thể sử dụng quạt để máy khô nhanh hơn trong thời gian chờ mang máy ra cửa hàng.
Xem thêm: Sửa lỗi font kế toán Ánh Mai

  • Lắp ráp và kiểm tra máy:

Sau khi bảo đảm rằng tất cả các linh kiện đã khô ráo. Bạn tiến hành ráp máy trở lại.

Kiểm tra từng linh kiện như RAM, ổ cứng, card wifi, pin xem hoạt động tốt không.

Lắp ráp máy hoàn chỉnh và sử dụng

  • Một số lưu ý khi laptop bị vô nước:

Với một số trường hợp rủi ro, ngay sau khi tiếp xúc với nước, một số linh kiện của laptop đã bị hỏng, do đó bạn chỉ có thể mang máy đến cấp cứu tại các trung tâm sửa chữa uy tín.

Quá trình tháo, ráp máy không hề đơn giản, bạn nên làm cẩn thận, nếu không tự tin lắm vào khả năng của mình, tốt nhất bạn nên liên hệ với các dịch vụ sửa chữa laptop  gần nhất để đảm bảo an toàn cho laptop.

Một số laptop không thể tháo rời pin, do đó bạn nên giữ nút nguồn để tắt máy.

Bạn nên chủ động để laptop xa các vật dụng chứa nước hoặc những nơi gần nước, phòng bệnh hơn chữa bệnh.